Bài cúng Tết Đoan Ngọ và cách bày mâm cúng đúng Pháp

Theo truyền thống, mâm cúng Tết Đoan Ngọ bao gồm hoa quả, cơm rượu nếp,… với mong muốn diệt sâu bọ làm hại mùa màng và giun sán trong đường ruột. Tuy nhiên, trong giáo lý đạo Phật, việc diệt sâu bọ bằng cách ăn hoa quả là không đúng.

Mời quý vị tìm hiểu rõ hơn quan niệm đúng về ngày Tết Đoan ngọ trong bài viết:>>> Tết Đoan ngọ là gì?

Chúng ta nên sắp mâm cúng vào ngày này để cúng lễ tổ tiên, thể hiện tâm tri ân phù hợp với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Nếu cúng lễ không đúng Pháp, không những không nhận được lợi ích mà còn mất phước.

Vậy mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì và cúng lễ thế nào cho đúng Pháp? Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây.

mon-an-ngay-tet-doan-ngo
Hình ảnh mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Lễ cúng Tết Đoan ngọ gồm những gì?

Trong kinh Tế Đàn, Đức Phật dạy: “Những loại tế đàn nào, này Bà la môn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại. Loại tế đàn ấy, này Bà la môn, liên hệ đến sát sinh, Ta không tán thán loại tế đàn ấy. Những loại tế đàn có sát sinh như vậy, này Bà la môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, không có đi đến”.

Như vậy, những đàn lễ có sát sinh thì không được Ngài tán thán. Cho nên, khi chuẩn bị vật thực trong mâm cúng Tết Đoan ngọ, chúng ta nên chuẩn bị những đồ cúng không có sự sát hại chúng sinh như: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.

+ Vật thực chay: rau, củ, quả. Khi làm cơm chay có thể có các thực phẩm chay mua sẵn hoặc tự chế biến từ rau củ quả.

+ Vật thực tam tịnh nhục: Tam là ba; Tịnh: thanh tịnh; Nhục: thịt. Ba nhân duyên dùng, thọ thực thịt chúng sinh đúng pháp, thanh tịnh.

Ba nhân duyên đó là: không tự tay giết chúng sinh để lấy thịt đó; không xui người khác giết chúng sinh để lấy thịt đó; không nghe thấy tiếng kêu của chúng sinh đó, khi chúng sinh đó bị giết.

Bày mâm cúng Tết Đoan ngọ

- Vị trí cúng lễ: Vị Trí Cúng Lễ: Trong nhà, tại ban thờ.

- Bày mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ:

Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi lấy lễ vật cúng Phật đó hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các hương linh.

Lưu ý:

- Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

- Tùy duyên có/không dùng pháp khí: chuông, mõ, khánh.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đơn giản tại nhà (ảnh minh họa)

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đơn giản tại nhà (ảnh minh họa)

Cách hướng tâm cúng lễ Tết Đoan ngọ

Để đàn lễ viên mãn công đức, quý vị cũng nên chú ý hướng tâm khi cúng lễ như sau: Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy Pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái. Khi cúng lễ với nguồn tâm này, thì gia đình sẽ được gia tăng phúc báu và cảm ứng được với thế giới tâm linh.

Dùng 3 tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên thì khi cúng lễ

Dùng 3 tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên thì khi cúng lễ

Bài cúng Tết Đoan Ngọ

Sau khi sắp mâm cúng, chúng ta tiến hành cúng lễ theo hướng dẫn trong đường link sau, bao gồm văn khấn ngày mùng 5 tháng 5 Tết Đoan ngọ, một số bài kinh quý vị có thể đọc tụng thêm để tăng trưởng phước báu và sự giác ngộ nếu có thời gian,...

>>> https://phamthiyen.com/cung-tet-doan-ngo-1-c3690.html

Trên đây là những điều cơ bản cần biết về mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5), mong rằng quý vị sẽ biết cách cúng lễ để đạt được lợi ích cho bản thân và gia đình. Bởi đây là bài cúng được soạn dựa theo lời Đức Phật dạy, giúp cho người cúng khấn được lợi ích to lớn.

Kính mời quý vị chia sẻ bài viết rất lợi ích này đến người thân, bạn bè,... để ai cũng biết cách cúng khấn đúng Pháp.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/bai-cung-mung-5-thang-5-tet-doan-ngo-a2385.html