Các chín mé thường gặp là gì? Cách chữa trị và phòng bệnh chín mé

Bệnh chín mé gây mủ hoặc áp xe tại vị trí nhiễm trùng đầu ngón tay hoặc ngón chân. Nếu không được điều trị đúng cách và vệ sinh sạch sẽ, người bệnh sẽ tái phát nhiều lần gây nên nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe cùng các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ gửi đến bạn đầy đủ thông tin về các chín mé thường gặp cũng như biện pháp chữa trị và phòng ngừa.

Nguyên nhân gây bệnh chín mé

Chín mé là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở mô mềm đầu ngón tay, giữa, hai bên hoặc đỉnh ngón. Thông qua các vết châm, vết xước, vết thương nhỏ, vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể người. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, thể mắc phải và cơ địa người bệnh mà cách điều trị sẽ khác nhau.

Các chín mé thường gặp là gì? Cách chữa trị và phòng bệnh chín mé 1Chín mé xảy ra do nhiễm trùng ngón tay, ngón chân

Thông thường, nguyên nhân phổ biến của bệnh chín mé ngón tay là do vi khuẩn tụ cầu vàng và Herpes. Ở những người bệnh có cơ địa đổ nhiều mồ hôi, tiếp xúc và làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn thì vi khuẩn sẽ sinh trưởng, phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc chín mé có thể kể đến là:

Các chín mé thường gặp

Bệnh chín mé gây nhiễm khuẩn đầu ngón tay được chia thành 3 thể phổ biến. Các chín mé thường gặp bao gồm:

Chín mé nông

Thể chín mé nông khởi phát ở lớp da của ngón tay. Chín mé nông biểu hiện ở những trường hợp cụ thể dưới đây:

Các chín mé thường gặp là gì? Cách chữa trị và phòng bệnh chín mé 2Chín mé nông gây sưng đau đầu ngón tay

Chín mé ngón tay dưới da

Chín mé ngón tay dưới da thuộc các chín mé thường gặp khiến những tổ chức dưới da bị nhiễm trùng. Bệnh da liễu này thường xuất hiện ở các đốt 1, 2, 3 của ngón tay. Các dạng của thể này bao gồm:

Chín mé ngón tay sâu

Các dạng của thể chín mé ngón tay sâu bao gồm:

Các chín mé thường gặp là gì? Cách chữa trị và phòng bệnh chín mé 3Chín mé ngón tay sâu là một trong các chín mé thường gặp

Biến chứng của chín mé

Từ 7 đến 10 ngày đầu sau khi mắc các chín mé thường gặp, những tổn thương trên tay có thể chuyển sang mưng mủ. Bệnh nhân không được điều trị kịp thời với phương pháp rạch để thoát mủ hoặc nếu rạch không đủ sâu để dẫn lưu hết mủ ra ngoài thì bệnh sẽ gây nên các biến chứng như viêm khớp, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết, viêm bao hoạt dịch khớp.

Với các biến chứng trên, bệnh chín mé sẽ khiến xương bị viêm gây sưng đau, tấy đỏ, gây lỗ rò nếu để lâu. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang nhằm kiểm tra và xem xét biến chứng. Hình ảnh sẽ cho thấy viêm xương, mảnh vụn xương rớt ra. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lấy xương ra khiến bị mất đốt xương dẫn đến chức năng tổng thể của bàn tay bị ảnh hưởng.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chín mé

Người bị chín mé ngón tay cần vệ sinh vùng ngón tay cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng lan rộng. Bệnh nhân nên dùng thuốc tím ngâm rửa vùng da bệnh rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh. Đối với chín mé mưng mủ, bác sĩ sẽ rạch vị trí để dẫn lưu mủ ra ngoài rồi sát trùng và bôi mỡ kháng sinh.

Các chín mé thường gặp là gì? Cách chữa trị và phòng bệnh chín mé 4Người bệnh cần giữ vệ sinh ngón tay cẩn thận trong quá trình điều trị chín mé

Nhằm phòng ngừa bệnh chín mé và các chín mé thường gặp, người bệnh nên lưu ý:

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được đầy đủ thông tin về các chín mé thường gặp, nguyên nhân và triệu chứng. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh gặp phải biến chứng không mong muốn nhé!

Xem thêm: Cách rửa thuốc tím Milian sạch nhất nên biết

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/bi-chin-me-o-ngon-chan-cai-a23644.html