10 biến chứng sau thay van tim có thể gặp? Làm sao giảm rủi ro?

Dù cuộc mổ thay van tim được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng bởi ekip bao gồm bác sĩ nội khoa tim mạch, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, bác sĩ chạy máy tim phổi và các phụ tá của họ. Tuy nhiên, các biến chứng sau thay van tim vẫn có thể xuất hiện. Vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu rõ hơn, sớm nhận ra biến chứng, có biện pháp phòng ngừa, giúp giảm các rủi ro về lâu dài. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến các biến chứng sau phẫu thuật thay van tim, những biến chứng trong phẫu thuật tim sẽ được đề cập ở bài khác.

Biến chứng sau thay van tim

Phẫu thuật thay van tim khi nào được thực hiện?

Nếu van tim bị tổn thương ở mức độ nhẹ, bạn có thể được hướng dẫn điều trị nội khoa bằng thuốc và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, các trường hợp bất thường ở van tim nặng sẽ cần được phẫu thuật để thay van tim, như:

Những biến chứng sau thay van tim có thể xảy ra

Thay van tim là một phẫu thuật lớn được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn tim mạch, tuy nhiên sau quá trình phẫu thuật bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng sau thay van tim nguy hiểm cần được chăm sóc y tế.

1. Nhiễm trùng vết mổ

Đối với phẫu thuật thay van tim, người bệnh có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm trùng vết mổ. Nhất là khi phương pháp phẫu thuật là mổ tim hở, vết mổ dài, người bệnh cần nhiều thời gian hơn để vết mổ lành hoàn toàn.

Nếu không được chăm sóc, thay băng vết mổ đúng cách, hoặc vết mổ bị hở, viêm nhiễm do chăm sóc chưa kỹ. Người bệnh cần nhận ra sớm các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ như:

Nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật là hậu quả không mong muốn, nhưng lại rất phổ biến. Nếu không được khắc phục sớm, nhiễm trùng sẽ làm tăng chi phí điều trị, thời gian nằm việc của người bệnh cũng như tăng nguy cơ tử vong.

Việc điều trị nhiễm trùng tùy thuộc vào mức độ lan rộng của ổ nhiễm, thông thường bác sĩ sử dụng kháng sinh, rạch dẫn lưu vết mổ là đủ, một số ít trường hợp cần liệu pháp hút áp lực âm (Vacuum-assisted closure, VAC) để hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn.

2. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh bị sốt cao trong nhiều ngày không rõ nguyên nhân, đau nhức xương khớp, thường xuyên cảm giác ớn lạnh, ăn uống không ngon miệng, người mệt mỏi, sút cân… là các dấu hiệu gợi ý tình trạng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

Biến chứng sau thay van tim như viêm nội tâm mạc rất nguy hiểm, có thể làm loét van tim gây thủng, sùi trên van gây mất chức năng van hoặc trôi mảnh sùi gây thuyên tắc.

Do đó, bệnh nhân cần dự phòng bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày vì vi khuẩn có thể xâm nhập qua đường răng miệng, sau đó xâm nhập vào máu. Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trước và sau khi thực hiện các thủ thuật có thể chảy máu như phẫu thuật răng, miệng. (2)

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đi vào máu và gây loét van tim
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đi vào máu và gây loét van tim

3. Nhiễm trùng khác

Viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, viêm ruột,… là các nhiễm trùng khác có thể gặp ở người bệnh sau phẫu thuật thay van tim.

Tùy thuộc vào mức độ, triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng các nhóm thuốc phù hợp, hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động hợp lý để giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua biến cố, tránh diễn tiến nặng hơn và trở lại cuộc sống bình thường.

4. Hình thành cục máu đông (huyết khối)

Sau khi thay van tim, bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống đông máu để tránh hình thành huyết khối. Đối với van tim sinh học, 3 tháng đầu là khoảng thời gian người bệnh cần tuân thủ triệt để liều thuốc kháng đông. Nhưng nếu là van tim cơ học, thì người bệnh cần duy trì thuốc chống đông máu suốt đời.

Việc ngừng uống loại thuốc này một cách đột ngột hoặc tự ý thay đổi về liều lượng không phù hợp có thể gây hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể trôi đi các cơ quan gây thuyên tắc huyết khối nguy hiểm như đột quỵ não, nhồi máu động mạch lớn,… hoặc nó có thể dính tại lá van cơ học gây mất chức năng van tim cấp cứu. Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra kỹ hơn và khắc phục tình trạng huyết khối ở giai đoạn sớm.

5. Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Các dấu hiệu có thể gợi ý nhồi máu cơ tim:

Triệu chứng có thể khác nhau tùy theo tuổi, giới tính và các bệnh lý khác. Dù đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất nhưng một số phụ nữ, người cao tuổi hoặc người bệnh tiểu đường có thể có các triệu chứng khác mà không có đau ngực.

Biến chứng sau thay van tim như nhồi máu cơ tim có thể xảy ra một cách đột ngột. Do vậy, người bệnh cần được cấp cứu sớm để không bỏ qua “thời gian vàng” điều trị cứu lấy cơ tim.

>> Xem thêm: Phẫu thuật thay van tim có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

6. Xuất huyết do dùng thuốc

Mặc dù van cơ học có tuổi thọ cao, giá thành hợp lý, nhưng nhược điểm là người bệnh phải uống thuốc chống đông suốt đời. Điều này có thể dẫn đến một số rủi ro như: bệnh nhân dễ bị chảy máu dù va chạm nhẹ, chảy máu đường tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là xuất huyết não, xuất huyết tủy sống, màng tim, ổ khớp, sau phúc mạc,…

Tỉ lệ chảy máu ở bệnh nhân sau khi thay van cơ học khoảng 0.34-2.91%/năm, tuy nhiên tỷ lệ chảy máu nghiêm trọng rất hiếm gặp ở người bệnh được theo dõi sát tình trạng đông máu ở mỗi lần khám định kỳ. (3)

Nếu bị xuất huyết do dùng thuốc chống đông máu, bệnh nhân không nên tự ý ngưng thuốc đột ngột vì sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Thay vào đó, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị theo đúng phác đồ an toàn.

7. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến khoảng 25% bệnh nhân sau khi thay van động mạch chủ. Đa số rối loạn nhịp thường không nghiêm trọng, tự giới hạn và mất theo thời gian. Trường hợp rối loạn nhịp tim có triệu chứng, hoặc xuất hiện dày đặc, trở nên nặng hơn, bệnh nhân nên nhập viện để được làm các xét nghiệm kiểm tra.

8. Đột quỵ

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ người bệnh nên chú ý là:

Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Bạn cũng có thể áp dụng quy tắc “FAST” để kiểm tra người bệnh:

Đột quỵ là tình trạng khá phổ biến sau khi phẫu thuật thay van tim. Tỷ lệ tử vong khi bị đột quỵ cao, để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh sau khi điều trị. Vì vậy, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

9. Lỗi van hoặc van có thể bị thoái hóa sau thời gian dài

Van cơ học có thể tồn tại lên đến trên 20 năm. Nhưng van sinh học thì tuổi thọ ngắn hơn, độ bền khoảng hơn 10 năm. Hoặc trường hợp van tim thoái hóa, xơ chai, canxi hóa quanh vòng van thì bệnh nhân cũng cần được đánh giá xem xét can thiệp điều trị phù hợp. (4)

Người bệnh có thể phải phẫu thuật thay van lần nữa nếu van bị lỗi hoặc bị mòn theo thời gian
Người bệnh có thể phải phẫu thuật thay van lần nữa nếu van bị lỗi hoặc bị mòn theo thời gian

>> Xem thêm: Người thay van tim sống được bao lâu? Cách để kéo dài tuổi thọ

10. Các vấn đề liên quan đến thận

Có khoảng 5% số bệnh nhân sau khi thay van tim, thận bị suy tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số trường hợp nặng sẽ cần được lọc máu tạm thời chờ thận hồi phục.

Các lưu ý để giảm rủi ro biến chứng sau thay van tim cho người bệnh

1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi phẫu thuật thay van tim, bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhất là đối với trường hợp thay van tim cơ học, cần uống thuốc chống đông máu đúng và đủ liều lượng suốt đời. Nếu thay van tim sinh học, sau 3 tháng uống thuốc chống đông máu, cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi ngưng thuốc. Không nên tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc dừng uống đột ngột vì sẽ làm tăng nguy cơ đông máu.

2. Thay đổi lối sống lành mạnh giúp phục hồi tình trạng bệnh

Những điều chỉnh trong lối sống có vai trò quan trọng, giúp hỗ trợ phục hồi bệnh và giảm các biến chứng sau khi phẫu thuật thay van tim. Do đó, người bệnh nên thực hiện:

3. Tái khám đúng lịch hẹn

Thay van tim là giải pháp tối ưu cho các bất thường van tim nặng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể gặp các triệu chứng hoặc nguy cơ rủi ro đe dọa đến tính mạng.

Do đó, cần đến bệnh viện để tái khám theo đúng lịch hẹn, bác sĩ có thể theo dõi sát sao khả năng phục hồi, cũng như kịp thời phát hiện ra những bất thường, có biện pháp điều trị sớm, tránh các biến chứng sau thay van tim không mong muốn.

Bệnh nhân sau thay van tim cần tái khám theo định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe và kịp thời điều trị nếu có bất thường
Bệnh nhân sau thay van tim cần tái khám theo định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe và kịp thời điều trị nếu có bất thường

Câu hỏi thường gặp về biến chứng sau thay van tim thường gặp

1. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thay van tim

Tỷ lệ tử vong sau khi phẫu thuật thay van tim dao động từ 0,1 - 10% tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố sức khỏe trước mổ của người bệnh. Những người trẻ, có chế độ ăn khoa học, vận động thể dục hợp lý, ít bệnh nền kèm theo thường ít gặp biến chứng sau thay van tim hơn.

2. Lựa chọn loại van tim nào có ít rủi ro sau phẫu thuật hơn?

Mỗi loại van tim nhân tạo được chọn để thay thế sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với mỗi người khác nhau. Bác sĩ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, tuổi tác, điều kiện kinh tế, mức độ tổn thương của van tim để đưa ra gợi ý về loại van tim phù hợp nhất.

Để giảm bớt rủi ro sau phẫu thuật, người bệnh nên cân nhắc lựa chọn loại van theo gợi ý của bác sĩ. Sau phẫu thuật cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị và lối sống khoa học để hạn chế tối đa các biến chứng sau thay van tim có thể xảy ra.

Để giảm nguy cơ gặp các biến chứng sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại.

Hiện nay, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đến điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu và lồng ngực.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Sau cuộc phẫu thuật thay van tim, người bệnh nên chú ý trong việc dùng thuốc, điều chỉnh lối sống khoa học để van hoạt động tốt, giảm các rủi ro biến chứng sau thay van tim. Đồng thời, tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe, khả năng hồi phục cũng như sớm phát hiện ra các vấn đề bất thường, khắc phục kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/bien-chung-sau-mo-a22654.html