Chi tiết bài tư vấn

“Thập nhân cửu trĩ” - bệnh trĩ phổ biến như vậy nhưng rất nhiều người âm thầm chịu đựng, ít đi khám vì cho đây là căn bệnh nhạy cảm. Tuy nhiên, việc chậm thăm khám có thể khiến bệnh nhân dễ điều trị sai bệnh hoặc bệnh diễn tiến nặng, khiến việc chữa trị khó khăn hơn, tốn kém hơn. Việc hiểu rõ bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh có hướng chữa trị kịp thời, đúng đắn hơn. Dưới đây là những thông tin chi tiết về bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi.

Bệnh trĩ

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Cả nam lẫn nữ đều có thể bị trĩ, nhất là từ 30 đến 60 tuổi. Cứ 2 người trên 50 tuổi thì có một người bị trĩ (ít nhất 1 lần trong một đời người).

Dấu hiệu của bệnh trĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:

Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.

Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu. Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân nên có thể kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

Biến chứng của bệnh trĩ

Dưới đây là các biến chứng của bệnh trĩ bệnh nhân có thể gặp phải:

Phân loại bệnh trĩ

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids).

Các cấp độ bệnh trĩ Các cấp độ bệnh trĩ

Phân độ bệnh trĩ dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ

Các đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh trĩ nhất:

Khi nào cần phải đi khám trĩ?

Người dân ngay khi thấy có những triệu chứng bất thường như ngứa, đau rát, ẩm ướt hậu môn, khó đi đại tiện và khi đi xuất hiện máu, cơ thể mệt mỏi,... chính là cơ thể đang cảnh báo rất có khả năng bạn đang bị trĩ. Khi đó, bạn hãy tới ngay các Chuyên khoa Tiêu hóa tại các Bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và kiểm tra kịp thời.

Trong trường hợp biến chứng nặng như gây chảy máu thành tia, hậu môn có biểu hiện hoại tử, hậu môn kích thích đau, rát, khó sinh hoạt, người bệnh phải đến ngay bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không được tiếp tục tự điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Quy trình khám trĩ

Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt ra một số câu hỏi và người bệnh cần trả lời tất cả một cách chính xác với tình trạng bệnh hiện tại của bản thân. Bởi đây sẽ là cơ sở đầu tiên giúp chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân bệnh. Một số câu hỏi có thể là:

Sau khi có những thông tin đầu tiên, nhận diện ban đầu về bệnh thông qua các câu trả lời, bác sĩ sẽ khám trực tiếp tại vùng hậu môn để đánh giá chính xác tình trạng búi trĩ. Khi đó, ngoài việc quan sát bằng mắt thường, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các các xét nghiệm liên quan và tiến hành nội soi hậu môn trực tràng với mục đích nhận biết các tổn thương và tình trạng bên trong của búi trĩ.

Cuối cùng là đưa ra kết luận. Bác sĩ sẽ tổng hợp kết quả và kết luận về tình trạng của búi trĩ ở cấp độ (với trĩ nội) hoặc giai đoạn (với trĩ ngoại) nào để thuận tiện hơn trong việc tiến hành điều trị về sau.

Một số lưu ý trước khi đi khám trĩ

Bạn cần vệ sinh cơ thể, nhất là vùng hậu môn sạch sẽ. Trước khi đi khám không nên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như bia rượu và nhớ chuẩn bị giấy tờ hoặc hồ sơ bệnh án liên quan để cung cấp cho bác sĩ trong quá trình thăm khám.

Để tránh tình trạng bị đau bụng và đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác khi khám thì bạn nên nhịn ăn.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Điều trị trĩ nội khoa

Người bị bệnh trĩ cần bổ sung rau xanh chất xơ Người bị bệnh trĩ cần bổ sung rau xanh chất xơ

Có thể bạn quan tâm:

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại khoa

Can thiệp thủ thuật

Đốt laser búi trĩ Đốt laser búi trĩ

Can thiệp phẫu thuật

Theo các bác sĩ, không phải trường hợp nào cũng cần cắt bỏ các búi trĩ. Trước tiên, người bệnh cần tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh lý để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, cắt trĩ được khuyến cáo cho các bệnh nhân ở cấp độ 3 trở lên, hay người có búi trĩ huyết khối, búi trĩ quá to, người bị trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây ra chảy máu và đau đớn nhiều. Hiện nay có 4 phương pháp điều trị trĩ phổ biến sau:

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo Cắt trĩ bằng phương pháp Longo

Địa chỉ thăm khám bệnh trĩ tốt, đáng tin cậy

Hiện nay tràn lan các cơ sở khám và điều trị bệnh trĩ không chính thống khiến người dân thường nghi ngại và chần chừ trong việc đi khám trĩ. Tốt nhất, bạn nên đến các phòng khám có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hội tụ đầy đủ đội ngũ bác sĩ, cùng hệ thống các phương tiện hiện đại, dần trở thành một địa chỉ uy tín được đông đảo bệnh nhân có nhu cầu khám và điều trị bệnh trĩ.

Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Ngoại:

Bác sĩ Hùng khám bệnh nhân trĩ

Bằng những kiến thức y khoa và kinh nghiệm dày dặn trong nghề, PGS.TS sẽ chẩn đoán chính xác, đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất, đồng thời trực tiếp thực hiện những ca mổ an toàn cho người bệnh.

Bệnh trĩ tuy chỉ là bệnh lý lành tính nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:

Hotline đặt lịch thăm khám với PGS Nguyễn Xuân Hùng: 0911 908 856

Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/dau-hieu-cua-benh-tri-nhu-the-nao-a20972.html