Tiêm bắp là gì? Vị trí và quy trình tiêm an toàn, ít đau

Tùy vào từng loại vắc xin, độ tuổi và đối tượng tiêm chủng mà sẽ có các kỹ thuật tiêm vắc xin khác nhau như tiêm bắp, tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm đường tĩnh mạch. Trong đó, tiêm bắp là kỹ thuật tiêm đơn giản và phổ biến hiện nay giúp tăng cường phản ứng giữa vắc xin với cơ thể, giúp cơ thể hấp thu thuốc nhanh hơn. Vậy tiêm bắp là gì? Kỹ thuật tiêm ra sao? Vị trí tiêm ở đâu? Cần lưu ý những gì khi thực hiện tiêm bắp? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật tiêm bắp trong bài viết dưới đây.

BS Trần Huỳnh Tấn, Quản lý Y khoa vùng 1 Hồ Chí Minh, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Tiêm bắp (IM), còn gọi là tiêm bắp thịt, là kỹ thuật tiêm vắc xin đơn giản và phổ biến trong Y khoa. Các chuyên gia cho biết vùng cơ bắp là nơi tập hợp số lượng lớn cơ và các mạch máu lớn so với mô dưới da, do đó khi tiêm vắc xin vào vùng da này sẽ giúp tăng cường phản ứng giữa vắc xin với cơ thể, từ đó cơ thể hấp thu vắc xin một cách nhanh chóng”.

tiêm bắp là gì

Tiêm bắp là gì?

Tiêm bắp (IM), còn gọi là tiêm bắp thịt, là kỹ thuật tiêm vắc xin đơn giản và phổ biến trong Y khoa. Các chuyên gia cho biết vùng cơ bắp là nơi tập hợp số lượng lớn cơ và các mạch máu lớn so với mô dưới da, do đó tiêm vắc xin vào vùng da này sẽ giúp tăng cường phản ứng giữa vắc xin với cơ thể, từ đó cơ thể hấp thu thuốc một cách nhanh chóng (tiêm bắp cũng là kỹ thuật tiêm có tốc độ hấp thu thuốc nhanh hơn kỹ thuật tiêm trong da và dưới da). [1]

Có nhiều vị trí trên cơ thể được áp dụng kỹ thuật tiêm bắp như tiêm bắp tay, tiêm bắp đùi hoặc tiêm bắp mông. Điều dưỡng viên sẽ đặt kim tiêm một góc 90 độ so với bề mặt của vị trí da được tiêm, sau đó đâm kim vào da. Tiêm bắp nông hay tiêm bắp sâu sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và đối tượng tiêm chủng, ví dụ ở trẻ em dưới 2 tuổi, vùng cơ Delta chưa phát triển hoàn toàn nên lượng thuốc tiêm sẽ dưới 1ml và áp dụng tiêm bắp nông.

Những ưu và nhược điểm của tiêm bắp

Kỹ thuật tiêm bắp Ưu điểm Nhược điểm

Khi nào sử dụng kỹ thuật tiêm bắp?

Các chuyên gia cho biết kỹ thuật tiêm bắp được sử dụng khi các hình thức khác như đường uống, đường tiêm tĩnh mạch, đường tiêm dưới da không mang lại hiệu quả cao. Tiêm bắp sẽ giúp tăng cường phản ứng giữa vắc xin với cơ thể bởi vị trí này tập trung nhiều cơ và mạch máu lớn tạo điều kiện cho cơ luôn co bóp (do nhận được nguồn máu dồi dào). Chính vì vậy, tiêm bắp mang nhiều lợi thế hơn các đường tiêm khác ở những điểm sau đây:

những kỹ thuật tiêm bắp
Kỹ thuật tiêm bắp có nhiều ưu điểm hơn so với các phương thức khác.

Các vị trí tiêm bắp thường gặp

Hiện nay, hầu hết các loại vắc xin được bào chế dưới dạng tiêm bắp nên vị trí tiêm thường là các cơ nằm dưới da. Các cơ phù hợp để tiêm vắc xin thường là những vùng cơ lớn, tập hợp nhiều cơ và mạch máu lớn nhưng ít dây thần kinh để hạn chế tối đa các tác dụng phụ cũng như biến chứng sau tiêm. Các vị trí tiêm bắp phổ biến thường được thực hiện gồm có:

1. Tiêm bắp tay

Tiêm bắp tay (còn gọi vùng cơ Delta) là vị trí thường được sử dụng nhiều nhất đối với kỹ thuật tiêm bắp. Tuy nhiên, kỹ thuật tiêm bắp tay người bệnh không được tự tiêm mà cần được thực hiện bởi điều dưỡng viên. Bởi vị trí cơ Delta khá nhỏ, liều lượng thuốc tiêm vào cơ thể cũng bị giới hạn (không quá 1ml). [2]

Để tiến hành tiêm bắp tay, người tiêm vắc xin cần thả lỏng cơ thể để giúp điều dưỡng viên xác định được vùng cơ Delta thông qua việc sờ, nắn để cảm nhận được vùng xương mỏm ở đầu trên cùng của cánh tay, dưới nó khoảng 2 ngón tay sẽ có một hình tam giác. Trung tâm của tam giác chính là vị trí tiêm bắp tay chính xác nhất.

tiêm vắc xin qua bắp tay

2. Tiêm bắp đùi

Bên cạnh tiêm bắp tay, thì tiêm bắp đùi cũng thường được sử dụng cho kỹ thuật tiêm bắp. Bởi đây là vị trí dễ nhìn thấy và thường được áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Để tiến hành tiêm bắp đùi, điều dưỡng viên sẽ xác định vị trí tiêm bằng cách chia vùng bắp đùi thành 3 phần bằng nhau, vị trí tiêm sẽ ở vào khoảng chính giữa của ba phần này và bên ngoài của đùi.

tiêm vắc xin qua bắp đùi

3. Tiêm bắp mông

Tiêm bắp mông được đánh giá là vị trí tiêm lớn nhưng không phải tiêm ở vị trí nào cũng được. Các chuyên gia cho biết, có 3 vị trí an toàn để tiêm mông, lần lượt là cơ mông lớn, cơ mông cỡ nhỏ và cơ mông nhỏ. Để tiến hành tiêm bắp mông, điều dưỡng viên sẽ chia mông thành 4 phần bằng nhau và tiêm vào góc trên bên ngoài để tránh các dây thần kinh tọa và mạch máu nguy hiểm. [3]

⇒ Hãy tìm hiểu thêm: 3 vị trí tiêm các loại vacxin, tiêm sai chỗ có sao không?

tiêm vắc xin qua bắp mông

Quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm bắp an toàn

Bất cứ kỹ thuật tiêm vắc xin nào cũng cần được thực hiện đúng kỹ thuật với độ chính xác cao bởi nếu thực hiện sai có thể khiến người tiêm đối mặt với nhiều bất lợi, thậm chí là biến chứng nghiêm trọng sau tiêm. Để quá trình tiêm bắp được diễn ra an toàn, điều dưỡng viên cần chuẩn bị kỹ các vấn đề sau:

⇒ Xem thêm: An toàn tiêm chủng: Các thực hiện đúng và đầy đủ.

Hướng dẫn cách giảm đau khi tiêm vắc xin bằng đường tiêm bắp

Ngay khi mũi kim được đâm xuyên qua da, cảm giác đau khi tiêm lập tức xuất hiện. Lý do bởi các receptor đau nằm ở lớp nông của da được kích thích, sau đó được truyền tín hiệu về sừng sau tủy sống theo các sợi thần kinh cảm giác và tiếp tục được truyền đến trung tâm nhận thức cảm giác đau (nằm ở vỏ não). Tốc độ truyền tín hiệu là rất nhanh, ước tính khoảng 6-30m/giây. Đó chính là lý do vì sao khi kim tiêm vừa đưa vào da sẽ có cảm giác đau ngay. Cảm giác đau này sẽ vẫn tồn tại một thời gian sau khi rút kim.

Các chuyên gia cho biết đau khi tiêm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố không thể can thiệp được và yếu tố có thể can thiệp được. Cụ thể:

⇒ Tìm hiểu thêm: Tiêm dưới da là gì?

Những tai biến có thể xảy ra khi tiêm bắp và cách xử lý

VẮC XIN LÀ RẤT AN TOÀN! Các phản ứng sau tiêm là rất nhẹ, người được tiêm vắc xin cần ngồi lại cơ sở tiêm chủng theo dõi phản ứng sau tiêm 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà 48-72 giờ. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ trường hợp gặp tai biến/phản ứng phản vệ sau khi tiêm vắc xin, chính vì vậy cần theo dõi và quan sát các phản ứng tại nhà cẩn trọng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại có 4 nguyên nhân dẫn đến các tai biến sau tiêm chủng gồm có: tai biến liên quan đến vắc xin, tai biến liên quan đến sai sót tiêm chủng, tai biến liên quan đến tâm lý lo lắng trước tiêm và tai biến do trùng hợp bệnh ngẫu nhiên.

Đối với kỹ thuật tiêm bắp, có thể xảy ra các tai biến như sau:

1. Tai biến liên quan đến sai sót khi tiêm chủng

Chính vì vậy, lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín, có đội ngũ điều dưỡng được đào tạo bài bản, chuyên môn sâu, thực hành theo tác tiêm chủng an toàn chính là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả tiêm vắc xin.

2. Tai biến liên quan đến vắc xin

Sốc phản vệ: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra như sốt cao liên tục, co giật, áp xe,… cần khẩn trương tiến hành cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị tại cơ sở y tế.

⇒ Tìm hiểu thêm: Tác dụng phụ của vắc xin từng loại từ nhẹ đến nặng và cách hạn chế

Trên là những thông tin quan trọng về kỹ thuật tiêm bắp. Tiêm bắp là kỹ thuật tiêm đơn giản và phổ biến trong Y khoa, Tuy nhiên, điều dưỡng viên cần được đào tạo bài bản và cấp chứng chỉ An toàn tiêm chủng, rèn luyện thường xuyên để nâng cao kỹ năng tiêm vắc xin, từ đó giúp người tiêm luôn cảm thấy an tâm và thoải mái mỗi lần đi tiêm chủng.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/tiem-bap-tay-a17761.html