Đồi Cát Trắng Ở Mũi Né - Bàu Trắng

Đồi Cát Mũi Né hay còn gọi Đồi Cát Bay là địa điểm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến với Bình Thuận mỗi năm. Bởi ngoài giống sa mạc ra, đồi cát nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết đẹp về tình mẫu tử mà bất cứ người con nào trên mảnh đất Bình Thuận cũng đều biết đến. Đồi Cát Trắng gắn bó với Bàu Trắng hàng ngàn năm nay. Đồi Cát Trắng đem lại nguồn cát vô tận thì Bàu Trắng lại cho nguồn nước ngọt vô tận. Bàu Trắng còn gọi là Bạch Hồ, có nguồn nước trong xanh, cảnh vật hữu tình nên Bàu Trắng đã đi vào nhiều bài thơ của các thi sĩ như "Bạch Hồ nhàn thành" của Nguyễn Thông.

Hai bên Bàu Trắng là những rặng phi lao dài chắn bão cát mỗi khi gió to. Đồi Cát Trắng còn gọi là đồi Trinh Nữ, bởi trong hướng nhìn về đồi Cát Trắng cũng thấy tư thế của một người con gái nằm nghiêng mình ẻo lả duỗi đôi chân trần. Dịp hè đến, song song với cái nắng gay gắt đó là những trận bão cát nhẹ, đủ để lấp đầy những vết chân của khách du lịch, đem đồi Cát trở về với hình dáng cũ. Khách du lịch đến với đồi Cát Trắng ngoài ngắm Bàu Trắng, đồi Cát ra, còn là nơi để du khách trượt cát, tìm cảm giác mới lạ, xua đi những mệt mỏi trong cuộc sống. Những du khách thích cảm giác mạnh thì chọn cho mình xe trượt cát bốn bánh có thể tự lái để tìm cảm giác mạnh. cách Bàu Trắng tầm hai cây số là đồi Cát Vàng, khác với đồi Cát Trắng cát ở đây có màu vàng, nhưng mỗi khi mưa thì bãi Cát Vàng lại trở thành một màu đỏ sẫm.

Nước trong bàu sen rất ngọt và trong. Từ xa nhìn lại một màu xanh mát dịu phủ lên những đồi cát trắng. Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Người dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu ông và Bàu Bà , mặc dầu Bàu nước do thiên nhiên tạo nên nhưng trong dân gian vẫn tỏ lòng biết ơn vì đã cung cấp nguồn nước nuôi sống con người và động vật rừng ở đây vào mùa khô.

Phía Tây Bắc là động cát, phía Tây Nam là chân rừng, trên bờ phía Nam có đền thờ Chúa động” Nơi sâu nhất của Bàu Trắng là 19m và cạn dần về phía bờ. Quanh bờ có nhiều bông sen, vào mùa hạ sen nở rộ tô điểm thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ. Nơi sâu nhất của Bàu Trắng là 19m và cạn dần về phía bờ. Quanh bờ có nhiều bông sen, vào mùa hạ sen nở rộ tô điểm thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ.

Từ xa xưa, xung quanh Bàu Trắng đã có nhiều làng mạc của người Chăm xưa sinh sống và sử dụng nguồn nước trong hồ. Người Chăm đã dựng Đền thờ thờ nữ thần Thiên Yana. Khi người Chăm rời bỏ khu vực này đi nơi khác, ngôi đền cũng bị sụp đổ và hiện còn lại dấu tích ở phiá Nam Bàu Trắng là dấu tích của một giai đoạn lịch sử về sự chinh phục thiên nhiên của người Chăm ở đây.

Cảm giác tuyệt vời nhất vẫn là được một mình một xe, lang thang khắp các triền cát ngắm cảnh, chụp ảnh

Lại có lúc bạn chợt thấy mình bé nhỏ, trống trải trước sự mênh mông, vĩ đại của thiên nhiên

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/doi-cat-trang-mui-ne-a17581.html