Thông tin chi tiết

1. Ý nghĩa và nguồn gốc mâm cúng cô hồn.

Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Việt Nam. Về vấn đề lễ cúng cô hồn, thực ra giáo lý Phật giáo không đề cập đến một cõi sống nào có tên là cô hồn cả, đó chỉ là cách gọi của dân gian mà thôi.

Theo tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời hoặc đầu thai kiếp khác hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó đã làm khi còn sống.

Những người chết oan, hoặc do nghiệp tạo xấu nên các cô hồn này thường chưa được tiếp nhận nên phải lang thang, chịu đói rét, khổ cực đày đoạ,…cũng có những cô hồn đi quấy phá đến người còn sống. Cô hồn cũng có tính cách giống con người trên dương trần.

Cúng cô hồn hàng thángcúng cô hồn rằm tháng 7 có thể gọi là một hành vi mang tính nhân đạo, để "cứu giúp" những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức "hối lộ" để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ "hỗ trợ".

01 Mâm cúng cô hồn Gói 2

Hình 1. Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7.

2. Thời điểm cúng cô hồn là khi nào?

Có những gia đình làm kinh doanh, họ làm lễ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường cúng cô hồn vào các ngày 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là 15 tháng bảy Âm lịch, trùng với Lễ Vu Lan (lễ báo hiếu quan trọng của Phật Giáo), một số người tin rằng việc cúng cô hồn bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này.

Vì các hồn ma ở dưới âm ti lâu ngày nên rất sợ ánh sáng, không dám xuất hiện và nhận lễ vào buổi sáng và trưa. Vậy nên ta thường thấy mâm cúng cô hồn sẽ được tổ chức vào buổi chiều tối, khi mà ánh sáng dương khí suy giảm.

08 Mâm cúng cô hồn Gói 2

Hình 2. Mâm cúng cô hồn 15 tháng 7 Âm lịch.

3. Lễ vật thường thấy trong mâm cúng cô hồn.

- Cháo loãng: Bởi người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

- Cóc, ổi, mía, đậu, khoai lang... : dành cho những vong hồn hài nhi.

Sau khi nghi lễ cúng cô hồn kết thúc, chủ nhà phải rải muối và gạo trước cửa nhà để tiễn các cô hồn ra đi phòng trường hợp họ ở lại xung quanh nhà quấy phá gia chủ. Lễ vật sau khi cúng xong không nên dùng vì tín ngưỡng dân gian cho rằng những lễ vật này đã có âm khí, nếu dùng lại sẽ “rước họa vào thân”.

13 Mâm cúng cô hồn Gói 2

Hình 3. Mâm cúng cô hồn.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/banh-cung-co-hon-a17039.html