Sách Giáo khoa Hóa học 8 định nghĩa rất rõ ràng khái niệm đơn chất là gì. Theo đó: “Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học”.
Đơn chất là gì cho ví dụ?
Khí hidro được tạo nên từ nguyên tố hóa học tương ứng là H => Hidro là đơn chất.
Lưu huỳnh được tạo nên từ nguyên tố hóa học tương ứng là S => Lưu huỳnh là một đơn chất.
Sắt được tạo nên từ nguyên tố hóa học tương ứng là Fe => Sắt là một đơn chất.
Nhôm được tạo nên từ nguyên tố hóa học tương ứng là Al => Nhôm là một đơn chất.
Thiếc được tạo nên từ nguyên tố hóa học tương ứng là Sn => Thiếc là một đơn chất.
Lưu ý:
Tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố, trừ một số ít trường hợp ngoại lệ.
Một số nguyên tố có thể tạo nên nhiều dạng đơn chất. Ví dụ: Nguyên tố cacbon có thể tạo nên than chì, than muội, than gỗ, kim cương.
Đơn chất được chia thành 2 loại, bao gồm đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
Đơn chất kim loại:
Đặc điểm: Có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim. Một số ví dụ về đơn chất kim loại là: Kẽm, Đồng, Sắt, Thiếc, Vàng…
Đơn chất kim loại có tính chất hóa học là: Tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường nhiệt độ cao để tạo thành oxit, trừ Au và Pt; Tác dụng với phi kim khác ở nhiệt độ cao để tạo thành muối; Tác dụng với nhiều dung dịch axit để tạo thành muối và H₂ và những kim loại mạnh (trừ nhóm I, Ca, Ba…) có khả năng đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối.
Đơn chất phi kim:
Đặc điểm: Đơn chất phi kim có những tính chất trái ngược hoàn toàn với đơn chất kim loại, đó là không dẫn điện, dẫn nhiệt (trừ than chì). Đơn chất phi kim tồn tại ở 3 trạng thái chính là rắn, lỏng và khí. Một số ví dụ về đơn chất phi kim là: Lưu huỳnh, chất Brom, khí Oxi, khí Hidro…
Tính chất hóa học của đơn chất phi kim: Tác dụng với oxi để tạo thành oxit; Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra muối hoặc oxit; Đơn chất phi kim khi tác dụng với hidro tạo thành hợp chất khí.
Đặc điểm cấu tạo của đơn chất kim loại và phi kim có sự khác biệt. Trong khi đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định thì các đơn chất phi kim thì các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định (thường là 2).
Đơn chất có công thức đơn giản, chỉ gồm ký hiệu hóa học của một nguyên tố.
Với kim loại, vì hạt hợp thành là nguyên tử nên ký hiệu hóa học A của nguyên tố được coi là công thức hóa học (CTHH). Ví dụ như kẽm có CTHH là Zn; Đồng có CTHH là Cu; Sắt có CTHH là Fe…
Với phi kim, nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2, vì vậy CTHH sẽ thêm chỉ số này ở chân ký hiệu. Ví dụ như CTHH của nitơ là N2, CTHH của khí hidro là H2…
Lưu ý: Một vài phi kim lấy kí hiệu làm công thức. Ví dụ như CTHH của than là C; CTHH của lưu huỳnh là S.
Xem thêm: Nguyên tử khối là gì? Tìm hiểu chi tiết A-Z
Những bài tập thực hành dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức lý thuyết đã học ở trên. Cùng tham khảo ngay!
Bài tập 1: Điền từ/ cụm từ vào chỗ trống
"Đơn chất lại chia thành (1) và (2). Kim loại có ánh kim dẫn điện và nhiệt, khác với (3) không có những tính chất này (trừ than chì dẫn điện được).
Đáp án:
(1): Kim loại
(2): Phi kim
(3): Phi kim
Bài tập 2: Trả lời câu hỏi sau:
1/ Kim loại sắt, nhôm tạo nên từ nguyên tố nào? Nêu sự sắp xếp nguyên tử trong một mẫu đơn chất kim loại.
2/ Khí nitơ và clo tạo nên từ nguyên tố nào? Biết rằng 2 khí này là đơn chất phi kim giống như khí hidro và oxi. Các bạn hãy cho biết các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào?
Trả lời:
1/ Kim loại sắt tạo nên từ nguyên tố Fe và nhôm tạo nên từ nguyên tố Al. Về sự sắp xếp của các nguyên tố kim loại này thì chúng sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
2/ Khí nitơ tạo nên từ nguyên tố N; khí clo tạo nên từ nguyên tố Cl. Khí nitơ do 2 nguyên tử N liên kết với nhau, khí clo do 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau.
Trên đây Monkey đã tổng hợp kiến thức đơn chất là gì và phân loại đơn chất. Các bạn hãy đọc lại kiến thức thật kỹ để áp dụng làm bài tập hiệu quả nhé.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/don-chat-la-gi-a13378.html