Biến trở là gì? Công dụng và cấu tạo

Biến trở là gì? Công dụng và cấu tạo của biến trở ra sao? Ngày này biến trở đã được ứng dụng như thế nào trong thực tế. Để tìm hiểu rõ hơn về chúng hãy cùng theam khảo bài viết này nhé.

Biến trở là gì?
Biến trở là gì?

1. Biến trở là gì?

Biến trở là là một loại thiết bị điện tử có khả năng thay đổi mức điện trở theo ý muốn trong một dãy điện trở nào đó. Chúng được dùng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện hoặc trong các ứng dụng cần đến việc thay đổi mức điện trở để điều khiển một thiết bị hay một hiện tượng.

Điện trở của một thiết bị có thể thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn điện hoặc tác động của những yếu tố xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ, bức xạ điện từ,… Gía trị của biến trở không phụ thuộc dạng cố định mà sẽ là một dãy giá trị như từ 0-10kꭥ. Nếu như một biến trở có giá trị là 5 kꭥ thì điện trở sẽ có giá trị thay đổi từ 0 cho đến 10 kꭥ.

Ký hiệu biến trở trong sơ đồ mạch điện:

2. Cấu tạo và ngyên lý hoạt động

Cấu tạo:

Biến trở có cấu tạo khá đơn giản, nhìn từ bên ngoài ta sẽ thấy có 3 bộ phận chính như sau:

Các vật liệu tạo nên những chiếc biến trở hay được sử dụng phải được kể đến như:

Ngoài ra trên biến trở sẽ có núm vặn để điều chỉnh để chúng ta có thể tùy chỉnh từng mức điện trở để phù hợp với thiết bị và yêu cầu.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của biến trở là các dây dẫn được tách rời dài ngắn khác nhau. Được điều khiển bằng các vi mạch điều khiển hoặc núm vặn. Khi thực hiện điều khiển các mạch kín sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn khiến điện trở trong mạch thay đổi.

Mạch điều khiển thiết kế vẫn sẽ xót lại một khoảng sai số, do đó biến trở được sử dụng để thực hiện điều chỉnh mạch điện. Lúc này điện trở sẽ đóng vai trò phân áp, phân dòng trong mạch.

3. Các loại biến trở hiện nay

Trên thị trường hiện nay nhiều loại biến trở, nếu dựa vào cấu tạo thì ta có thể phân biến trở thành 4 loại như sau:

Mỗi loại biến trở sẽ có những giá trị điện trở khác nhau, phụ thuộc vào vị trí của cực chạy trên dải điện trở.

4. Ứng dụng của biến trở trong thực tế

Ứng dụng chiết áp:

Biến trở dùng cho chiết áp là loại có 3 cực được dùng chung trong một mạch. Điện áp đầu ra được lấy từ cực di chuyển trông như mạch chia điện áp.

Giống như ở trong hình ta có hai cực cố định được nối vào nguồn điện áp. Điện áp sẽ giảm dọc theo đường điện trở để bằng với điện áp nguồn. Mạch đầu ra kết nối với di chuyển bằng cách thay đổi vị trí, thay đổi điện trở và điện áp trên tải. Nguyên lý này hay được sử dụng trong các mạch cần điều khiển điện áp. Đường điện áp có hình vòng cung hoặc hình đường thẳng, yếu tố này sẽ quyết định dạng hình học của chiết áp.

Ứng dụng điều chỉnh dòng:

Biến trở có khả năng điều chỉnh dòng điện, ở đây cực cố định thức 3 không được sử dụng. Cách này sẽ giúp giảm hoặc tăng dòng điện qua mạch khi thay đổi vị trí cần gạt. Điện trở thay đổi sẽ khiển dòng điện thay đổi theo hướng ngược lại. Tức là khi trở kháng tăng thì dòng điện qua mạch sẽ giảm.

Các điện trở khi mang một dòng điện lớn phải đủ mạnh để chịu được dòng điện thay đổi đi qua. Vì vậy nên vật liệu điện trở dây cuốn là lựa chọn ưa chuộng nhất khi biến trở được sử dụng như một bộ biến trở điều chỉnh dòng.

Biến trở tinh chỉnh:

Đây là phiên bản thu nhỏ của biến trở và có 3 cực hoạt động được gắn trực tiếp trên mạch và thông thường giá trị sẽ được điều chỉnh một lần trong quá trình hiệu chỉnh mạch.

Chúng có một vít điều chỉnh gắn vào điện trở, điều chỉnh bằng cách sử dụng tua vít để có được trở kháng theo yêu cầu. Trở kháng biến thiên theo đường logarit và ký hiệu như sau:

5. Cách mắc biến trở

Bước 1: Xác định 3 chân của biến trở, đặt biến trở cho núm vặn hướng lên trần nhà và 3 chân hướng về phía bạn. Cần ghi nhớ các chân theo số thứ tự để tránh nhầm lẫn.

Bước 2: Nối đất chân đầu tiên của điện trở, chân đầu tiên là chân số 1. Hàn một đầu của dây điện với chân số 1, đầu kia hàn vào mass của mạch điện tử. Mắc chân biến trở vào vị trí thuận lợi nhất trên khung máy sau đó sử dụng kéo để cắt dây điện theo chiều dài phù hợp.

Bước 3: Chân số 2 là đầu vào của điện trở nên được nối với đầu ra của mạch và hàn chúng lại cho cố định.

Bước 4: Chân số 3 là đầu ra của biến trở vì vậy chúng được nối ở đầu vào của mạch và hàn lại cho cố định.

Bước 5: Kiểm tra lại các dây đã được đấu chính xác chưa và dùng vôn kế để kiểm tra lại một lần cho đến khi xoay núm chỉnh giá trị đo trên vôn kế thay đổi là đã mắc đúng.

DÂY CUROA LÀ GÌ? CÁC LOẠI DÂY CUROA

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/tac-dung-cua-bien-tro-a13264.html