Cơ học được đánh giá là ngành học trọng yếu, là nền tảng cho hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Với xu thế phát triển hiện nay, cơ học ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ một số thông tin thí sinh cần nắm về ngành học.
1. Tìm hiểu ngành Cơ học
Cơ học là một ngành của vật lý nghiên cứu chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của các lực và những hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh. Thông thường, nói đến cơ học thì người ta ngầm hiểu đó là cơ học cổ điển; ngành này nghiên cứu vật thể vĩ mô có vận tốc chuyển động nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ ánh sáng.
Cơ học kỹ thuật là cơ sở nền tảng cho hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đặc biệt cho ngành chế tạo máy, xây dựng, hàng không, kỹ thuật máy hoá và các ngành kỹ thuật khác. Nhiệm vụ cơ bản của cơ học là xây dựng các mô hình toán học cho các bài toán khoa học tự nhiên và kỹ thuật, để có thể phân tích chúng bằng các phương pháp toán học và đưa ra các kết quả trong ngôn ngữ của các nhà khoa học tự nhiên và kỹ sư.
Ngành Cơ học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ học, phương pháp xây dựng mô hình và kỹ năng tính toán để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong thực tế. Kỹ sư ngành Cơ học kỹ thuật có thể làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và phát triển khoa học, các nhà máy. Những kiến thức về Cơ học và các lĩnh vực liên quan như công nghệ chế tạo máy, điện - điện tử, tin học, kỹ thuật điều khiển, tự động hoá giúp cho người học phát huy khả năng tư duy tổng hợp và có khả năng thích ứng cao, có khả năng phục vụ tốt, có khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo, hoàn thiện và phát triển.
2. Các trường đào tạo ngành Cơ học
- Mã ngành: 7440110
- Hiện nay, ở nước ta chưa có trường đại học nào đào tạo ngành Cơ học.
3. Cơ hội việc làm ngành Cơ học
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Cơ học, sinh viên có thể làm việc tại những vị trí sau:
Công ty thiết kế và tư vấn, Công ty sản xuất, vận hành sản xuất thuộc các ngành: Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Dầu khí, Cơ khí chính xác, Điện/Điện tử/Điện lạnh, Môi trường, Khí tượng thủy văn, Tổng cục Biển và Hải đảo…
Các viện nghiên cứu như Viện Cơ học, Viện KHKT Giao thông, Viện khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện KH Thủy lợi, Viện Dầu khí, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Cơ học ứng dụng, Viện Máy và Công cụ IMI, Trung tâm vệ tinh quốc gia, Trung tâm dữ liệu biển và hải đảo, Trung tâm công nghệ phần mềm Thủy lợi…
Các công ty: Công ty Samsung Electronics Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Di động Samsung Việt Nam, Công ty DAIZO TEC Việt Nam, Công ty TNHH IKO THOMPSON Việt Nam…
Những sinh viên có kỹ năng sư phạm có thể đảm nhận công tác giảng dạy tại những trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành Cơ học.
4. Mức lương của ngành Cơ học
Với cơ hội việc làm đa dạng, mức lương của ngành Cơ học là mức lương mở, dao động trong khoảng 7 - 15 triệu. Đây được đánh giá là mức lương khá cao so với những chuyên ngành khác thuộc nhóm ngành Khoa học vật chất.
5. Những tố chất phù hợp với ngành Cơ học
Để có thể theo học ngành Cơ học, người học cần có những tố chất dưới đây:
Học khá các môn Khoa học tự nhiên, đặc biệt là Toán và Vật lý;
Cẩn thận, tỉ mỉ, thích mày mò và coi trọng sự chính xác;
Tư duy logic và tư duy sáng tạo;
Yêu thích máy móc và đam mê công nghệ;
Có tinh thần hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm;
Ham học hỏi và chịu được áp lực công việc.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành Cơ học, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.