10 cách trị thủy đậu tại nhà giúp nhanh khỏi và tối thiểu biến chứng

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, dễ chữa trị nhưng nó cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não… nếu không được điều trị đúng cách. Chính vì thế, chăm sóc người bệnh đúng cách ngay tại nhà sẽ góp phần làm nhanh quá trình phục hồi bệnh. Vì vậy cần biết cách trị thủy đậu tại nhà để giúp nhanh khỏi và tối thiểu các biến chứng cho người bệnh.

BS. Hoa Tuấn Ngọc - Quản lý Y khoa vùng miền Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC: “Bệnh thủy đậu là bệnh lây qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với dịch từ các vết mụn nước trên da, rất dễ nhiễm từ người này sang người khác và bùng phát thành dịch. Khi mắc bệnh, người bệnh cần được cách ly, chăm sóc kịp thời ngay tại nhà, tránh để các nốt mụn nước bị nhiễm khuẩn, đồng thời vệ sinh cá nhân và giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí là điều đặc biệt quan trọng.”

cách trị thủy đậu tại nhà

Thủy đậu và các biến chứng nếu không điều trị đúng

Thủy đậu là bệnh có tỷ lệ truyền nhiễm cao trong cộng đồng do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn và có thể bùng phát thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi.

Bệnh thủy đậu có thể lây truyền rất nhanh chóng qua đường hô hấp, qua các bọng nước bị vỡ hoặc lây truyền dọc từ mẹ sang con khi mẹ mắc bệnh trong khi mang thai. Triệu chứng đặc trưng của bệnh thủy đậu là sự xuất hiện của các nốt sần gồ trên bề mặt da có màu đỏ, dạng hơi tròn và nhỏ, sau đó nổi mụn nước chứa dịch trên bề mặt da, sau 2 - 3 ngày các mụn nước khô đi, đóng thành vảy và sau 4 - 5 ngày vết đóng vảy sẽ bong ra và tự khỏi. Người mắc thuỷ đậu còn có thể sốt, đau đầu, đau nhức cơ, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi và ngứa rát ở các vùng da bị nhiễm trùng.

mụn nước do bệnh thủy đậu gây ra
Hình ảnh người bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn chính, gồm:

Thuỷ đậu thường lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị, kịp thời, đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như:

Do đó, cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu để có biện pháp chăm sóc và điều trị một cách chủ động và hiệu quả như cách ly người bệnh, vệ sinh nơi ở, tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc hạ sốt, chống ngứa, chống nhiễm trùng.

Có nên chữa thủy đậu tại nhà không?

NÊN! Mặc dù bệnh thủy đậu thường lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể để lại các vết sẹo “xấu xí” lâu dài, gây mất thẩm mỹ, nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng gây tử vong. Chính vì thế, ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ những triệu chứng ban đầu của thủy đậu, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, vạch ra phác đồ điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh thủy đậu tại nhà.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh như mức độ nặng nhẹ của bệnh, tuổi tác, tiền sử bệnh lý, các nguy cơ biến chứng… để kịp thời có các biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh tại nhà. Nếu người bệnh chỉ mắc bệnh thủy đậu nhẹ và không có biến chứng, cần cách ly người bệnh tại nhà, vệ sinh cơ thể và nơi ở sạch sẽ, uống thuốc hạ sốt, chống ngứa, chống nhiễm trùng…[1]

Trong trường hợp bệnh thuỷ đậu phát ban nặng, dày đặc, xuất hiện cả trong miệng, họng, niêm mạc mắt kèm các biểu hiện sốt cao, chóng mặt, lờ đờ… cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm về các phương pháp điều trị khác phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

đo nhiệt độ cho bé bị thủy đậu
Sử dụng các biện pháp khác nhau theo đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc và điều trị bệnh tại nhà.

Hướng dẫn cách trị thủy đậu tại nhà hiệu quả cao

Sau khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các cách trị thủy đậu tại nhà sau đây:

1. Uống thuốc, thoa thuốc theo đúng toa và hướng dẫn của bác sĩ

Nên uống thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm ngứa, thuốc chống nhiễm trùng,… theo chỉ định của bác sĩ để ức chế khả năng hoạt động và gây bệnh của virus, nhằm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thủy đậu. Người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về việc thoa thuốc dưỡng da, thuốc kháng viêm, thuốc chống nhiễm trùng lên các vùng da bị nhiễm để giảm ngứa, sưng, đau và hôc trợ làm khô các mụn nước nhanh chóng.

2. Áp dụng các phương pháp giảm ngứa tại nhà

Người bệnh có thể làm theo các cách sau để giảm ngứa do bệnh thủy đậu gây ra, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp này:

sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm ngứa, sưng và viêm do các nốt mụn nước gây nên

3. Giảm đau, hạ sốt với thuốc

Có thể dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen, acetaminophen để giảm đau, hạ sốt do bệnh thủy đậu gây ra. Nên dùng thuốc theo liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định, tránh dùng quá liều hoặc quá lâu.

4. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin A, C, E, sắt, kẽm, để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi da. Có thể ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá và các sản phẩm từ sữa.

5. Thực hiện kiêng khem khoa học

Người bệnh nên kiêng những thức ăn và thói quen sau để tránh làm bệnh thủy đậu nặng thêm hoặc gây ra biến chứng:

Kiêng ăn Nên ăn

⇒ Bạn hãy xem chi tiết hơn qua bài viết: Bệnh thủy đậu nên kiêng gì?

6. Uống đủ nước

Nên uống đủ nước, ít nhất là 2 lít một ngày, để giúp cơ thể thanh lọc và giải độc, duy trì độ ẩm cho da, giúp giảm ngứa, tăng cường hydrat hóa, thúc đẩy sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh. Có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, nước dừa, nước chanh, nước mía, các loại canh rau củ, súp, cháo,… để bổ sung vitamin và khoáng chất.

7. Ăn uống mát, thức ăn mềm khi có thủy đậu trong miệng

Nên ăn các thức ăn mát, nhẹ, dễ tiêu, dễ ăn, dễ nuốt như cháo, canh, rau luộc, trái cây tươi,… để giảm kích ứng và tổn thương niêm mạc miệng do bệnh thủy đậu gây ra.

8. Không được gãi vào các nốt thủy đậu

Nên tránh gãi vào các nốt thủy đậu, vì gãi sẽ làm vỡ các mụn nước, gây nhiễm trùng, để lại sẹo lõm, sẹo rỗ và làm kéo dài thời gian hồi phục. Đối với trẻ nhỏ, có thể cắt ngắn móng tay, đeo găng tay để ngăn chặn việc gãi dẫn đến trợt loét vùng da thương tổn, nhiễm trùng vết mụn nước.

9. Nghỉ ngơi đầy đủ

Nên nghỉ ngơi đầy đủ, ít nhất là 8 giờ một ngày, để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Người bệnh cần ngủ sớm, tránh thức khuya, nhằm giảm căng thẳng, và tăng cường khả năng chống lại virus của cơ thể.

10. Tránh các hoạt động mạnh

Khi mắc bệnh thủy đậu nên tránh các hoạt động mạnh như chạy, nhảy, đá bóng, nô đùa,… vì các hoạt động này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra mồ hôi, tăng ngứa và kích ứng da, dễ gây viêm nhiễm nặng, bội nhiễm,… Cần ưu tiên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đọc sách, thiền định, xem phim, nghe nhạc, chơi game, vẽ tranh… để giải trí và thư giãn, hạn chế stress, làm ảnh hưởng đến khả năng đẩy lùi bệnh tật.

Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà mà không bị lây nhiễm

Để chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà một cách an toàn và hiệu quả, cần thực hiện các bước sau:

⇒ Hãy xem thêm: Cách vệ sinh khi bị thủy đậu cho trẻ em và người lớn an toàn.

tiêm ngừa vắc xin thủy đậu
Tiêm ngừa là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất để tránh lây nhiễm thủy đậu

Có nên chữa bệnh thuỷ đậu bằng phương pháp dân gian không?

KHÔNG NÊN! Trong quá trình điều trị bệnh thuỷ đậu, một số người vẫn còn sử dụng các phương pháp dân gian như đắp đậu xanh, gạo nếp, bôi lá trầu không, nghệ, chanh, mật ong hoặc tắm nước muối biển để giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương. Tuy nhiên, đây là cách làm không an toàn và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, vì đây là những nguyên liệu tự nhiên chứa hàm lượng các chất kháng viêm rất cao và ngoài các chất kháng viêm còn chứa nhiều hoạt chất chất, chưa thông qua quá trình chiết xuất, gia giảm liều lượng phù hợp với mức độ da nhạy cảm của người bệnh. Đồng thời, nếu các loại lá không được đảm bảo vệ sinh, rửa sạch hoặc còn chất bảo vệ thực vật, chúng có thể làm nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm da, khiến bệnh thủy đậu trở nên nặng hơn và kéo dài hơn.

Do đó, không nên sử dụng phương pháp dân gian để chữa bệnh thuỷ đậu mà nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc chống virus, thuốc giảm đau, thuốc chống ngứa, và vệ sinh da đúng cách. Ngoài ra, nên tiêm vắc xin thủy đậu để phòng ngừa bệnh hoặc giảm nặng bệnh nếu mắc phải.

Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng rất dễ lây lan và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, người bệnh và người thân trong gia đình cần biết cách trị thủy đậu tại nhà hợp lý và an toàn nhất, không nên chữa bệnh thủy đậu bằng phương pháp dân gian không có cơ sở khoa học hoặc có thể gây hại cho sức khỏe để giúp người bệnh sớm khỏi bệnh và tránh các biến chứng sau này.

Đặc biệt, mọi trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh hoặc giảm nguy cơ biến chứng do bệnh thuỷ đậu gây ra nếu chẳng may mắc phải. Hiện nay, VNVC có đầy đủ 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu với giá cả hợp lý cùng nhiều ưu đãi và quà tặng hấp dẫn. Để được tư vấn, đặt lịch tiêm chủng, đăng ký gói vắc xin, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cach-tri-thuy-dau-a10081.html