Hồi hộp là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Cảm giác hồi hộp, bất an có thể xuất hiện trong nhiều trường hợp. Đây tưởng chừng như là dấu hiệu thường gặp khi bạn làm việc nặng quá sức, cơ thể mệt mỏi hoặc gặp các biến động lớn về tâm lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên với mức độ nặng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác, nguy hiểm nhất là vấn đề tim mạch.

Hồi hộp là dấu hiệu bệnh gì?

Hồi hộp là gì?

Hồi hộp là tình trạng hầu như ai cũng đã từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Nhưng tần suất và mức độ ở mỗi người không giống nhau. Hồi hộp là cảm giác tim đập nhanh một cách bất thường, có cảm giác tim rung động, đánh trống ngực. Khi đưa tay lên ngực trái có thể cảm nhận được nhịp tim đang đập mạnh. Biểu hiện này thường xuất hiện khi chúng ta xúc động quá mức, căng thẳng, lo lắng một vấn đề nào đó, hoạt động thể chất quá sức, khi quan hệ,…

Nếu bạn tự nhiên có cảm giác hồi hộp và không kèm theo dấu hiệu bất thường nào khác thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hồi hộp có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim mạch khi tim đập nhanh hoặc chậm bất thường, tình trạng hồi hộp xuất hiện thường xuyên, kèm theo các biểu hiện khác như đau đầu, chóng mặt, khó thở, đau ngực,… Trong trường hợp này, bạn nên bình tĩnh và nhanh chóng đi khám bác sĩ. (1)

Các triệu chứng thường gặp khi bị hồi hộp

Cảm giác hồi hộp ở mỗi người thường sẽ có mức độ cùng với những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, đa số những người hay bị hồi hộp đều sẽ có các biểu hiện như:

Rất nhiều người thỉnh thoảng gặp phải hồi hộp, lo lắng trong cuộc sống hằng ngày. Còn đối với những người bị mắc chứng rối loạn lo âu thì phải đối mặt với tình trạng này ở mức độ nghiêm trọng hơn, dai dẳng hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng hồi hộp

1. Nguyên nhân ngoài bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng hồi hộp. Những nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý thường là:

Căng thẳng quá mức có thể gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh
Căng thẳng quá mức có thể gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh

Nguyên nhân do bệnh lý

Xem thêm: Tình trạng tim đập nhanh hồi hộp có thể là do một bệnh lý nguy hiểm nào đó liên quan đến tim mạch.

Các yếu tố nguy cơ của chứng hồi hộp

Nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ hồi hộp có thể kể đến như:

Hồi hộp có thể là dấu hiệu bệnh gì?

Phần lớn tình trạng hồi hộp là do tim hoạt động quá mức trong các trường hợp như: Vận động mạnh, căng thẳng, hoảng loạn, lạm dụng chất kích thích, tác dụng phụ khi dùng thuốc, phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố,… Hồi hộp trong những trường hợp này không gây ra vấn đề quá nghiêm trọng và có thể khắc phục được.

Vậy bị hồi hộp là bệnh gì? Vấn đề hồi hộp trở nên nguy hiểm khi nó là dấu hiệu của các bệnh lý như:

Hồi hộp có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý, trong đó bệnh tim mạch nên được chú ý quan tâm nhất
Hồi hộp có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý, trong đó bệnh tim mạch nên được chú ý quan tâm nhất

Khi hồi hộp quá mức, cùng với sự xuất hiện các triệu chứng khác ở mức độ nặng, bạn nên nghĩ ngay đến vấn đề bệnh lý tim mạch. Do đó, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Các biến chứng hồi hộp có thể gây ra bởi bệnh tim

Nếu hồi hộp xuất phát từ có các nguyên nhân không liên quan đến tim mạch thì hầu như sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Nếu tình trạng hồi hộp xuất phát từ các vấn đề tim mạch thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

Cách chẩn đoán chứng hồi hộp

Để xác định được đâu là nguyên nhân khiến bạn bị hồi hộp, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng. Bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể để xem bạn có bị sốt, huyết áp, nhịp tim, độ bão hòa oxy máu như thế nào. Đồng thời, kiểm tra xem tình trạng hồi hộp có phải là dấu hiệu của cường giáp hay bệnh thiếu máu hay không. Các vấn đề liên quan đến tim mạch sẽ được bác sĩ xem xét kỹ lưỡng.

Nếu sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có kết luận hồi hộp không liên quan đến vấn đề tim mạch, không gây nguy hại thì bạn có thể yên tâm. Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu bất thường khác, bác sĩ sẽ kiểm tra chuyên sâu hơn để củng cố chẩn đoán bằng các phương pháp:

Thực hiện nghiệm pháp gắng sức để chẩn đoán chứng hồi hộp
Thực hiện nghiệm pháp gắng sức để chẩn đoán chứng hồi hộp

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi bạn thỉnh thoảng có cảm giác hồi hộp, kéo dài trong vài giây và không có thêm các dấu hiệu nào khác thì không cần phải quá lo lắng. Lúc này, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, bình tĩnh lại và hít thở sâu để điều chỉnh lại nhịp tim ổn định. Trong trường hợp bạn có tiền sử về các bệnh lý liên quan đến tim mạch, cơn hồi hộp ở mức độ nặng thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Ngoài ra, nếu bạn hay bị hồi hộp, kèm với các biểu hiện sau thì cần gặp bác sĩ để được kiểm tra chuyên sâu hơn:

Cách để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng hồi hộp

Để phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng hồi hộp, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

1. Thay đổi lối sống phù hợp giúp cải thiện tình trạng hồi hộp

2. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để cân bằng sức khỏe

3. Tuân thủ điều trị chứng hồi hộp và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Nếu bạn đang điều trị bệnh, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh việc lạm dụng hoặc tự ý uống thuốc mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ vì một số thuốc có thể gây tác dụng phục là hồi hộp, tim đập nhanh. Đồng thời, bạn cần kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh, khả năng phục hồi và kịp thời xử lý nếu có bất thường.

Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ khám, điều trị uy tín được nhiều người lựa chọn khi gặp các vấn đề về tim mạch với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hiện đại như máy siêu âm tim 4D, máy chụp CT 768 lát cắt, máy chụp MRI 1,5-3T, máy chụp mạch can thiệp số hóa xóa nền hiện đại…

Bạn có thể liên hệ đặt lịch khám và điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo thông tin sau:

Cảm giác thỉnh thoảng bị hồi hộp có thể chỉ là dấu hiệu bình thường, không đáng ngại. Tuy nhiên, trường hợp hồi hộp xuất hiện với tần suất thường xuyên kèm theo các biểu hiện bất thường khác, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị tối ưu.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/hop-la-gi-a23162.html