Mô hình nến Spinning top là gì? Hướng dẫn cách sử dụng mô hình nến đảo chiều spinning top mới nhất 2021

Mô hình nến Nhật từ đâu đã được biết đến là một trong những công cụ phân tích hoàn hảo giúp bạn dự đoán xu hướng giá cả trên thị trường. Xem thêm: sàn forex

Ngày nay, khi thị trường Forex, Crypto ngày càng phát triển, vai trò của mô hình nến Nhật càng được khẳng định, đặc biệt là với các mẫu hình được cho là dấu hiệu của sự đảo chiều, trong đó có Spinning top.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn hướng dẫn sử dụng mô hình nến Spinning top. Sử dụng mô hình này có thực sự đơn giản như mọi người vẫn nghĩ?

1. Spinning top là gì?

Spinning top là một trong 5 mô hình nến Nhật chuyên dùng nhất. Với hình ảnh trực quan gần giống như một con xoay với hai đầu là hai phần bóng nến kéo dài, thân nến nhỏ, spinning top còn được gọi là mô hình nến con xoay, nến quay đầu.

Bạn có thể nhận dạng mô hình nến spinning top theo hình dạng dưới đây:

2. Cấu trúc của mô hình nến Spinning top

Cũng như những mô hình nến Nhật khác, Spinning top được cấu tạo với 3 phần chính:

  • Phần thân nến ngắn thể hiện mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa rất gần nhau, mức chênh lệch giá (spread) rất nhỏ, thậm chí là gần bằng nhau.Chính vì hai mức giá này quá gần nhau nên dẫn đến việc màu sắc của nến gần như không quan trọng, vì dù nến xanh hay nến đỏ thì nó cũng biểu hiện rằng mức spread rất nhỏ và không nghiêng cụ thể về phe mua hay phe bán.
  • Bóng nến trên / bóng nến dưới rất dài. Điều này cho thấy, sau khi đạt mức cao nhất hoặc thấp nhất trong chu kỳ thì giá lại hồi lại gần với điểm bắt đầu. Các nỗ lực của nhà đầu tư không đủ để kiểm soát được xu hướng giá.
  • Bóng nến trên dài cho thấy các nhà đầu tư nỗ lực để đẩy giá lên cao, tuy nhiên họ không thành công vì giá lại hồi lại gần với mức giá mở cửa ban đầu – như thân nến thể hiện. Nếu họ thành công, thân nến sẽ là một nến xanh thân dài.
  • Bóng nến thấp dài lại thể hiện rằng cùng lúc đó, trên thị trường xuất hiện các nhà đầu tư nỗ lực hạ giá thấp xuống, nhưng họ không thành công dẫn đến việc sau khi đạt đỉnh giá thấp nhất thì giá lại hồi lại, thân nến nhỏ chứng tỏ phe này đã không giành được quyền kiểm soát thị trường

3. Mô hình nến Spinning top biểu thị điều gì?

Với thân nến nhỏ và hai bóng nến kéo dài, spinning top thể hiện một dấu hiệu đảo chiều yếu, không rõ ràng. Nến này cho thấy rằng trên thị trường, cả phe bán và phe mua đều chưa phân thắng bại – tức là không bên nào có thể giành được quyền kiểm soát.

Bóng nến trên thể hiện việc trên thị trường có những nhà đầu tư đang nỗ lực kéo giá đi lên, nhưng việc chênh lệch giá mở cửa – đóng cửa thấp đã thể hiện rằng nỗ lực của họ không thành công.

Trong khi đó, bóng nến dưới cho thấy có nhiều nhà đầu tư đang cố gắng kéo giá đi xuống – tức là theo hướng ngược lại với các nhà đầu tư phía trên, và tất nhiên, họ cũng không thành công.

Như vậy có thể thấy, cả hai loại nhà đầu tư này đều không tác động thành công đến thị trường. Có thể nói, mô hình nến spinning top xuất hiện chính là biểu hiện của sự thiếu quyết đoán của cả hai phe mua và bán trên thị trường.

Các bên còn đang lưỡng lự trong cuộc chiến kiểm soát giá và thị trường đang ở thế trung lập, chưa bên nào có được ưu thế. Cũng chính vì vậy, bạn không nên chú trọng vào màu sắc và hướng của spinning top mà cần phải quan sát vị trí mô hình này xuất hiện.

Bạn có thể thấy rõ điều đó thông qua việc quan sát các mô hình dưới đây. Dù Spinning top xanh hay đỏ thì xu hướng giá vẫn cần căn cứ vào màu sắc các nến chu kỳ trước đó.

                          Màu sắc của Spinning tops không ảnh hưởng đến xu hướng giá sau đó

Spinning top được coi là một nến báo hiệu đảo chiều yếu. Khi spinning top xuất hiện, thị trường có – khả – năng diễn ra đảo chiều sau đó, nhưng cũng có thể side way.

Do đó, khi phân tích, bạn cần đặt mô hình này trong một xu hướng giá tổng thể thì mới có được nhận định đúng đắn cho giao dịch của mình.

Điều này có nghĩa là, bạn cần quan sát các nến xung quanh để có dự đoán đúng đắn chứ không nên thực hiện lệnh mua/ bán ngay khi thấy spinning top.

4. Phân biệt Spinning top với Doji và High Wave

                         Phân biệt nến Doji, nến Spinning top và nến High wave

Về mặt hình dáng, Spinning top dễ bị nhầm lẫn với Doji thân dài và High Wave. Để phân biệt 3 nến này, bạn cần chú ý đến những điều sau đây:

  • Doji thân dài có hình dáng gần như một dấu “+”, tức là giá đóng cửa và mở cửa gần sát nhau, chênh lệch giá mua bán cực kỳ nhỏ. Doji thường xuất hiện ở đáy xu hướng biến động giá và báo hiệu cho sự đảo chiều trong giao dịch.
  • Spinning top như một con xoay 2 đầu, giá mở cửa và đóng cửa chênh lệch nhỏ nhưng bạn vẫn nhìn ra được giá có biến động nhưng không lớn.
  • High wave còn được biết đến là nến bóng dài. Nến này có thân nến to và dài hơn spinning top và thường có hai bóng nến đều dài (Spinning top có thể có 1 bóng nến dài và 1 bóng nến ngắn). Nếu spinning top cho thấy thị trường đang trung lập thì high wave lại biểu hiện rằng thị trường rất hỗn loạn.

Nhìn chung, Spinning top và High wave khi xuất hiện ở đáy một xu hướng giảm hoặc đỉnh của một xu hướng tăng đều thể hiện rằng thị trường có khả năng đảo chiều hoặc sideway.

5. Hướng dẫn sử dụng mô hình nến Spinning top

Như đã nói ở trên, bản thân mô hình nến spinning top chỉ thể hiện rằng sức mua/ bán trên thị trường đang yếu đi và có thể sẽ diễn ra tình huống đảo chiều, nhưng đây là dấu hiệu yếu biểu thị sự chưa chắc chắn. Thị trường vẫn có thể sẽ đi ngang.

Do đó, khi spinning top xuất hiện, bạn không nên vội vàng mà hãy bình tĩnh quan sát tổng thể các nến, đặc biệt là nến xuất hiện trước và xuất hiện sau (nến xác nhận – confirmation) spinning top.

                             Hướng dẫn sử dụng mô hình nến spinning top sau một xu hướng tăng

Quan sát mô hình trên đây, ta có thể thấy sau một nến tăng lớn và bóng nến nhỏ thì xuất hiện spinning top, điều có có nghĩa là bên mua đã từng nắm quyền kiểm soát thị trường trước đó nhưng đến thời điểm spinning top và high wave xuất hiện thì quyền kiểm soát này đã đánh mất.

Bên bán đang nỗ lực để giành lại quyền này nhưng chưa thành công, dẫn đến việc thị trường trở nên trung lập, các bên đều đang tích lũy giá để bắt đầu cuộc chiến giành quyền kiểm soát mới.

Nếu bên bán thành công, họ sẽ kéo xu hướng giá đảo chiều đi xuống như mô hình trên đây. Nếu không, thị trường có thể sẽ sideway.

Nếu gặp tình huống này trong giao dịch, bạn hẳn đang phân vân giữa việc bán hay tiếp tục nắm giữ cổ phần.

Như đã nói ở trên, spinning top xuất hiện trong trường hợp này thể hiện rằng sức mua đang chững lại và người bán đang xâm nhập và cố gắng kiểm soát thị trường.

Dù nỗ lực của bên bán là chưa thành công thì điều đó cũng là một “nguy cơ” nếu bạn đang nắm giữ nhiều cổ phiếu trên thị trường. Nếu sau đó giá giảm thì sao? Nếu giá lại tiếp tục tăng với những phiên mua mới thì sao? Bạn đứng giữa 2 lựa chọn và phải sẵn sàng cho cả hai.

Bạn nên cân nhắc tới việc bán bớt cổ phần. Như vậy, nếu giá đảo chiều, bạn cũng đã thoát được một phần vốn khỏi thị trường. Nếu giá tiếp tục tăng theo xu hướng cũ, bạn vẫn thu được lợi nhuận dựa trên số vốn còn lại trên thị trường.

                   Hướng dẫn sử dụng mô hình nến spinning top và high wave sau một xu hướng giảm

Tương tự như mô hình trước đó, nhưng trong trường hợp này, các nến High wave/ Spinning top xuất hiện sau một xu hướng giảm.

Điều này có nghĩa là sức bán đang yếu đi và các nhà đầu tư đang nỗ lực bắt đáy nhưng không thành công. Một khi họ thành công, nến xanh dài sẽ xuất hiện.

Thay vào đó, việc nến High wave xuất hiện nhiều chu kỳ báo hiệu thị trường đang rất hỗn loạn, còn nhiều phiên bán diễn ra. Cuộc chiến giành quyền kiểm soát giá giữa hai phe mua và bán diễn ra quyết liệt và kéo dài trong nhiều chu kỳ giá.

Phải mất một thời gian thì xu hướng giá đảo chiều mới trở nên rõ ràng – tất nhiên sự đảo chiều này chỉ diễn ra khi nào bên mua giành được ưu thế.

Nếu muốn thử nghiệm cảm giác “bắt đáy” với spinning top, bạn có thể chia nhỏ khối lượng giao dịch để xem xét diễn biến của thị trường và giảm nguy cơ rủi ro.

Ví dụ như trong tình huống “bắt đáy” trên đây, bạn không thể xác định thị trường sẽ đảo chiều hay tiếp tục diễn ra các phiên bán khác, thay vì giao dịch 1000 cổ phiếu, bạn có thể chỉ giao dịch với khối lượng ½ – tức là khoảng 500 cổ phiếu và chờ biến đổi của thị trường.

  • Nếu thị trường đảo chiều, giá bắt đầu tăng, bạn có thể mua tiếp số cổ phiếu còn lại, như vậy, tổng thể bạn vẫn bắt đáy được ½ giao dịch – tức là vẫn mua được một nửa số cổ phiếu với giá rẻ nhất, bạn chỉ “bớt lời” ở giao dịch còn lại mà thôi.
  • Nếu thị trường diễn biến không như bạn mong muốn, tức là giá cổ phiếu vẫn tiếp tục giảm hoặc đi ngang, bạn có thể thoát giao dịch và chịu tổn thất trên ½ giao dịch thay vì toàn bộ. Việc chia nhỏ giao dịch giúp bạn giảm tốt thất trong trường hợp này.

Như vậy, có thể thấy, việc spinning top hay high wave xuất hiện không thể giúp bạn khẳng định thị trường sẽ đảo chiều ngay sau đó hay còn diễn ra thêm những phiên bán/mua theo xu hướng cũ. Do đó, để đầu tư thành công, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho cả hai tình huống này.

Đừng vội vàng, hãy chia nhỏ các khoản đầu tư khi bạn chưa chắc chắn với nhận định về xu hướng giá. Hãy là một trader thận trọng và bền bỉ trước những diễn biến của thị trường!

Bên cạnh đó, một lời khuyên mà Vnrebates dành cho bạn đó là hãy coi spinning top là một công cụ hỗ trợ khi nhận định xu hướng giá, và bạn nên kết hợp nó với những chiến thuật phân tích và giao dịch như:

  • Chiến lược phân tích cơ bản
  • Chiến lược giao dịch tại vùng kháng cự/ hỗ trợ
  • Chiến lược phân tích đường xu hướng

Kết luận 

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn những kiến thức cơ bản về spinning top như khái niệm, cấu trúc và hướng dẫn sử dụng mô hình nến spinning top.

Bạn thấy việc sử dụng spinning top trong giao dịch có thực sự đơn giản như bạn vẫn nghĩ? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi tại mục bình luận dưới đây nhé!