sàn forex, Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về cách chọn sàn giao dịch Forex (Forex broker) tốt nhất. Đây cũng là vấn đề thường được các trader mới tham gia thị trường quan tâm.
Vào thập kỷ trước, giới trader Forex nhỏ lẻ đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng các sàn giao dịch Forex cung cấp dịch vụ của họ cho thị trường toàn cầu.
Ngày nay, thị trường Forex nhỏ lẻ trở nên rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt đến nỗi chỉ nghĩ tới việc lướt qua từng profile của các sàn cũng có thể khiến bạn quay cuồng. Xem thêm: sàn fx tốt nhất
Trong tình huống này, việc quyết định mở tài khoản giao dịch ở đâu đã trở nên vừa dễ lại vừa khó hơn.
Với rất nhiều broker cũng như cặp tiền tệ sẵn có trên khắp thế giới, việc lựa chọn sàn để giao dịch có thể trở nên cực kỳ rắc rối, nhất là nếu bạn không biết điều mình nên tìm kiếm.
Để giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng thảo luận các đặc tính cũng như thước đo bạn cần tìm kiếm khi lựa chọn sàn giao dịch.
Xem thêm: sàn forex uy tín nhất
Các đặc tính bạn phải kiểm tra khi chọn sàn forex
Mặc dù việc chọn sàn tốt nhất không phải là công việc dễ dàng, FXS sẽ đưa ra 8 đặc tính bạn cần kiểm tra và so sánh trước khi chọn sàn cho mình và mở tài khoản giao dịch.
- Tính bảo mật và xác thực của sàn
- Dịch vụ Khách hàng
- Chi phí Giao dịch
- Sự thoải mái khi Nạp rút tiền
- Đánh giá Nền tảng Giao dịch
- Tốc độ và Phần trăm thực thi lệnh thành công
- Dealing Desk hoặc No Dealing Desk
- Ký quỹ và Đòn bẩy
Tính bảo mật và xác thực của sàn Forex
Đặc tính quan trọng nhất mà một sàn giao dịch tốt cần phải có đó là tính bảo mật và xác thực cao. Bạn không hề mong muốn giao phó hàng ngàn đô-la cho một người chỉ đơn thuần khẳng định mình là hợp pháp.
May mắn là việc đánh giá uy tín của một sàn Forex không khó đến vậy. Chúng ta biết rằng việc giao dịch ngoại hối nhỏ lẻ là một hoạt động được điều tiết nhẹ trong một thị trường được mua bán thẳng.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi quốc gia, các sàn ngoại hối thường phải tuân theo một số hình thức quy định có thể giúp bảo vệ lợi ích của trader.
Có nhiều cơ quan quản lý trên toàn thế giới có thể giúp bạn phân biệt người đáng tin cậy với kẻ lừa đảo.
Dưới đây là danh sách các quốc gia có cơ quan quản lý tương ứng:
- Hoa Kỳ: Hiệp hội Giao dịch tương lai Quốc gia (NFA) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Giao sau (CFTC)
- Vương quốc Anh: Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) và Cơ quan Kiểm soát Quỹ hưu bổng (PRA)
- Úc: Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC)
- Thụy Sĩ: Ủy ban Ngân hàng Liên bang Thụy Sĩ (SFBC)
- Đức: Cơ quan Giám sát Tài chính Liên bang (BaFin)
- Pháp: Cơ quan Quản lý Tài chính (AMF)
- Canada: Văn phòng Quản lý Định chế Tài chính (OSFI)
- Ấn Độ: Hội đồng Chứng khoán và Hối đoái Ấn Độ (SEBI)
Trước khi bạn nghĩ tới việc chuyển tiền cho một sàn giao dịch, hãy đảm bảo rằng sàn đó là thành viên của các cơ quan quản lý thuộc danh sách trên.
Dịch vụ Khách hàng sàn Forex
Các sàn và nền tảng giao dịch của họ vốn không hoàn hảo, do đó bạn cần chọn một sàn mà bạn có thể dễ dàng liên lạc, phòng khi xảy ra sự cố.
Trên thực tế, mỗi broker đều có phong cách phục vụ khách hàng khác nhau. Một số có thể tự giới thiệu họ như một sàn cung cấp “dịch vụ trọn gói” với hàng loạt thị trường, nền tảng giao dịch và nhiều dịch vụ khác; trong khi số khác lại đưa ra mời chào chiết khấu và chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản.
Một số còn hứa hẹn bổ nhiệm chuyên gia quản lý tài khoản, người mà bạn sẽ trực tiếp liên hệ khi gặp sự cố.
Nhưng hãy nhớ rằng, các sàn có thể ân cần và hữu ích trong quá trình mở tài khoản, nhưng lại rất tệ trong khâu hỗ trợ “sau bán hàng”.
Năng lực của các sàn môi giới khi giải quyết bất kỳ sự cố về tài khoản hay kỹ thuật nào cũng quan trọng như hiệu suất của họ trong việc thực thi lệnh vậy.
Bạn cần phải mở tài khoản với sàn có dịch vụ khách hàng nhanh nhạy, có thể trả lời mọi câu hỏi của bạn cũng như giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh.
Mẹo nhỏ: Trước khi mở tài khoản, bạn hãy gửi vài cuộc gọi/email giả tới phòng chăm sóc khách hàng để xem thời gian chờ hồi đáp là bao lâu.
Chi phí Giao dịch sàn Forex
Bất kể bạn thuộc kiểu trader nào, bạn sẽ luôn luôn phải trả các chi phí giao dịch. Mỗi lần bạn bước vào một giao dịch, bạn sẽ phải trả spread, swap, hay một khoản hoa hồng. Vậy nên, việc tìm các mức rẻ nhất và dễ chi trả nhất âu cũng là điều tự nhiên.
Chi phí giao dịch của mỗi broker là khác nhau. Hầu hết các sàn Forex thông thường thu phí dưới dạng spread với nhiều mức khác nhau tùy vào trạng thái thị trường.
Tuy nhiên, bạn cần phải tìm kiếm một broker chào mời mức spread thấp tính theo trung bình trong khi vẫn duy trì được các đặc tính khác được miêu tả trong bài.
Ngoài ra, một số broker có thể thu thêm phí hoa hồng. Phí hoa hồng có thể được thu theo mức cố định trên từng giao dịch, hoặc tùy theo khối lượng giao dịch.
Bạn cũng cần kiểm tra các loại phí khác như phí duy trì tài khoản, phí sử dụng ký quỹ, phí từ chối tài khoản nạp dưới mức tối thiểu, hoặc thậm chí bất kỳ dịch vụ đặc biệt nào khác được đưa ra.
Đôi khi bạn cần đánh đổi phí giao dịch thấp để chọn một sàn đáng tin cậy hơn. Đây hoàn toàn là việc tìm sự cân bằng giữa bảo mật, dịch vụ và chi phí giao dịch thấp.
Sự thoải mái khi Nạp rút tiền sàn Forex
Các sàn Forex tốt sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm thoải mái và thông suốt trong việc nạp rút tiền.
Broker giữ tiền của bạn để giúp bạn có trải nghiệm mượt mà và thuận tiện hơn khi giao dịch. Do đó, không có lý do nào đáng để bạn phải gặp khó khăn trong việc rút khoản lợi nhuận bạn đã kiếm được.
Broker của bạn nên đảm bảo tiến trình nạp và rút tiền phải nhanh chóng và thông suốt.
Đánh giá Nền tảng Giao dịch sàn Forex
Trong giao dịch Forex trực tuyến, phần lớn các hoạt động giao dịch diễn ra thông qua nền tảng giao dịch của broker.
Điều này ngụ ý rằng nền tảng giao dịch được cung cấp bởi broker của bạn phải thân thiện và ổn định.
Mặc dù các tính năng khả dụng trên các nền tảng giao dịch đó sẽ thay đổi tùy theo loại tài khoản của bạn, khi chọn sàn giao dịch, hãy luôn kiểm tra các tính năng mà nền tảng giao dịch của họ cung cấp.
Một số tính năng phổ biến cần kiểm tra: Nó có cung cấp thông báo (tin tức hoặc giá) miễn phí nào không? Các công cụ kỹ thuật và biểu đồ có thân thiện với người dùng không? Nó có cung cấp tất cả thông tin bạn cần để thực hiện giao dịch không?
Bạn nên yêu cầu một tài khoản demo cho phép bạn dùng thử nền tảng của họ trước khi bắt đầu giao dịch thực tế.
Tốc độ và Phần trăm thực thi lệnh thành công sàn Forex
Một điều bắt buộc là broker của bạn cần phải đáp ứng lệnh của bạn một cách nhanh chóng và ở mức giá tốt nhất có thể.
Trong điều kiện thị trường bình thường (ví dụ, không có tin tức quan trọng, không có sự kiện bất ngờ và thanh khoản bình thường), không nên có bất kỳ lý do nào để broker của bạn trì hoãn khớp lệnh hoặc không đáp ứng bạn với giá rất gần với giá thị trường mà bạn thấy khi nhấp vào nút “mua” hoặc “bán”.
Ví dụ, giả sử bạn có đường truyền internet tốt, nếu bạn nhấp vào “mua” EUR/USD với giá 1.2000, bạn sẽ được khớp lệnh ở mức giá đó hoặc trong phạm vi sai số cực nhỏ. Ngoài ra, tốc độ thực thi các lệnh của bạn là rất quan trọng, đặc biệt là nếu bạn là một scalper.
Nếu bạn là một day-trader, một vài pip chênh lệch có thể khiến bạn thua một giao dịch mà lẽ ra bạn đã thắng nếu không có chênh lệch.
Dealing Desk hoặc No Dealing Desk sàn Forex
Một sự khác biệt đáng kể nữa giữa các dịch vụ môi giới là liệu họ có cung cấp giao dịch dưới dạng Dealing Desk (Bàn Giao dịch) hay không. Một số broker có thể cung cấp cả hai.
Khi broker hoạt động như một Bàn Giao dịch, họ sẽ chấp nhận “ôm” vị thế ngược với vị thế của trader, nhằm đảm bảo trader luôn ở trong môi trường thanh khoản.
Điều đó có nghĩa giao dịch của bạn sẽ được thực hiện bất kể mọi điều kiện của thị trường toàn cầu. Các sàn Dealing Desk tính phí spread cố định và cũng đóng vai trò là đối tác cho các giao dịch.
Nhưng đôi khi họ cũng có thể hạn chế bạn đạt được một số lợi nhuận nhất định, vì các lệnh đó được broker đáp ứng trên cơ sở tùy ý và họ cũng không cho phép bạn truy cập vào thị trường ngoại hối thực tế.
Trong giao dịch No Dealing Desk, broker sẽ cung cấp cho bạn quyền truy cập trực tiếp vào các điều kiện giá cả trong thị trường liên đại lý.
Thông thường, điều này được thực hiện bằng cách sử dụng mạng truyền thông điện tử hoặc xử lý trực tiếp.
Mặc dù giao dịch No Dealing Desk cho phép bạn truy cập trực tiếp vào giá thị trường thực tế, nó cũng có thể khiến bạn gặp phải các spread biến đổi và tính thanh khoản hơi mỏng để thực hiện giao dịch.
Ký quỹ và Đòn bẩy sàn Forex
Điều cuối cùng cần xem xét là số tiền ký quỹ và đòn bẩy mà broker đang cung cấp.
Ký quỹ về cơ bản là một dạng cho vay được cung cấp bởi các sàn cho phép trader tận dụng vốn ban đầu của họ.
Vì vậy, nhận được một mức ký quỹ tốt đồng nghĩa với việc bạn có thể giao dịch với số tiền nhiều hơn số tiền bạn có trong tài khoản của mình.
Số tiền ký quỹ bạn nhận được không chỉ phụ thuộc vào từng broker, mà còn phụ thuộc vào loại tài khoản bạn mở và số tiền ký quỹ tối đa được phép ở quốc gia nơi broker đó đang hoạt động.
Số tiền này thay đổi đáng kể tùy từng broker. Do đó, bạn có thể thấy broker ở một số quốc gia cung cấp tỷ lệ đòn bẩy tối đa lên tới 50:1 và các quốc gia khác cung cấp tỷ lệ lên tới 400:1.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng việc sử dụng đòn bẩy cao cũng là một công việc đầy rủi ro. Đó là con dao hai lưỡi.
Các giao dịch có đòn bẩy có thể nhân lợi nhuận của bạn trong một ngày thuận lợi, nhưng cũng có thể nhân số tiền thua lỗ của bạn trong một ngày tồi tệ. Hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về việc sử dụng Đòn bẩy và Ký quỹ.
Việc sử dụng đòn bẩy quá mức và không có kế hoạch có thể dẫn đến tình huống nhận được margin call từ broker của bạn.
Kết luận
Vô vàn lựa chọn giữa các broker ngoại hối khiến cho bất cứ trader nào cũng đều khó đưa ra quyết định sẽ làm việc với ai. Tuy nhiên, nếu bạn làm theo 8 nguyên tắc cơ bản này, nhiều khả năng bạn sẽ chọn được broker tốt nhất cho mình.
Ngoài ra, hãy lưu ý rằng, bí quyết của việc chọn broker tốt nhất là tìm sự cân bằng giữa tất cả các đặc tính.
Chọn một broker phù hợp phong cách giao dịch của bạn có thể giúp bạn giảm chi phí giao dịch và tối đa hóa tính hiệu quả cũng như bảo mật của các hoạt động giao dịch.